Khoa Vận tải Kinh tế

 

THÔNG TIN GIỚI THIỆU KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ

 

Khoa Vận tải ( tiền thân của Khoa Vận tải – Kinh tế ) chính thức được thành lập năm 1963. Năm 1969 Khoa Vận tải được đổi tên thành Khoa Vận tải và Kinh tế.

 

I.  NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

Khoa Vận tải – Kinh tế đảm nhận công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực Khai thác vận tải, Kinh tế vận tải, Kinh tế xây dựng, Kinh tế Bưu chính viễn thông, Quản trị kinh doanh và Kế toán tổng hợp. Các chương trình đào tạo bao gồm:

- Chương trình đào tạo đại học được thiết kế theo chuẩn 4 năm cấp bằng kỹ sư kinh tế, cử nhân.

- Chương trình đào tạo cao học thiết kế theo chuẩn 1,5 năm cấp bằng Thạc sỹ.

- Chương trình đào tạo nghiên cứu sinh cấp bằng Tiến sỹ kéo dài 4 năm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ.

1. Đào tạo Đại học

TT

NGÀNH  VÀ  CHUYÊN NGÀNH

MÃ SỐ

1

Khai thác Vận tải

52.84.01.01

1.1

 Điều khiển các quá trình vận tải

52.84.01.01.01

1.2

Khai thác vận tải đường sắt đô thị

52.84.01.01.02

1.3

Khai thác cảng hàng không

52.84.01.01.03

1.4

Khai thác vận tải đa phương thức

52.84.01.01.04

1.5

Khai thác vận tải đường sắt

52.84.01.01.05

1.6

Khai thác vận tải đường bộ thành phố

52.84.01.01.06

1.7

Khai thác vận tải đường bộ

52.84.01.01.07

2

Kinh tế vận tải

52.84.01.04

2.1

Kinh tế vận tải hàng không

82.84.01.04.01

2.2

Kinh tế vận tải ô tô

82.84.01.04.02

2.3

Kinh tế vận tải sắt

82.84.01.04.03

2.4

Kinh tế vận tải thủy bộ

82.84.01.04.04

3

Kinh tê xây dựng

52.58.03.01

3.1

Kinh tế quản lý khai thác cầu đường

52.58.03.01.01

3.2

Kinh tế xây dựng công trình giao thông

52.58.03.01.02

4

Quản trị kinh doanh

52.34.01.01

4.1

Quản trị doanh nghiệp vận tải

52.34.01.01.01

4.2

Quản trị doanh nghiệp xây dựng

52.34.01.01.02

4.3

Quản trị doanh nghiệp bưu chính viễn thông

52.34.01.01.03

4.4

Quản trị Logistisc

52.34.01.01.04

5

Ngành kinh tế

52.31.01.01

5.1

Kinh tế bưu chính viễn thông

52.31.01.01.01

6

Kế toán

52.34.03.01

6.1

Kế toán tổng hợp

52.34.03.0101

 

 

2. Đào tạo Cao  học

TT

NGÀNH  VÀ  CÁC HƯỚNG CHUYÊN SÂU

MÃ SỐ

1

Quản lý xây dựng

60.58.03.02

1.1

Kinh tế xây dựng công trình giao thông

 

1.2

Quản lý xây dựng công trình giao thông

 

1.3

Quản lý xây dựng dân dụng và công nghiệp

 

2

Quản trị kinh doanh

60.34.01.02

2.1

Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

 

2.2

Quản trị tài chính doanh nghiệp

 

2.3

Quản trị chiến lược doanh nghiệp

 

2.4

Quản trị Marketing

 

3

Tổ chức và quản lý vận tải

60.84.01.03

3.1

Tổ chức và quản lý vận tải đường bộ

 

3.2

Tổ chức và quản lý vận tải đường sắt

 

 

 

2. Đào tạo Tiến sĩ

TT

NGÀNH

MÃ SỐ

1

Quản lý xây dựng

62.58.03.02

2

Tổ chức và quản lý vận tải

62.84.01.03

 

 

II.  ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Khoa Vận tải – Kinh tế có 8 bộ môn và văn phòng khoa. Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo của Khoa hiện tại gồm  88 người, trong đó GS.TSKH: 02, PGS.TS: 08, TS: 16, Th.S 55.

III. QUI MÔ TUYỂN SINH

Hàng năm Khoa Vận tải có qui mô tuyển sinh vào các ngành do Khoa quản lý tương đối lớn, cụ thể:

- Tuyển sinh vào hệ Đại học chính qui, trong 5 năm gần đây, từ 850 đến 900 sinh viên một năm.

-  Tuyển sinh hệ Cao học trên 300 học viên một năm.

- Số lượng nghiên cứu sinh Khoa đang quản lý, ở thời điểm hiện tại, là gần 50 người.

IV.  LĨNH VỰC CÔNG TÁC SAU KHI RA TRƯỜNG

Các kỹ sư, cử nhân; Thạc sĩ; Tiến sĩ được đào tạo tại Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải có cơ hội làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị đào tạo và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực Giao thông Vận tải, Bưu chính Viễn thông cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.  Một số đơn vị tiêu biểu:

-  Các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải như: Bộ giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải.

-  Các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông như: Bộ thông tin và truyền thông, Sở thông tin và truyền thông.

-  Các Trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

-  Các doanh nghiệp như:

Tổng công ty đường sắt Việt nam và các đơn vị trực thuộc.

Tổng công ty vận tải Hà nội và các đơn vị trực thuộc.

Các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông và các đơn vị trực thuộc.

Các phân khu quản lý đường bộ, đường sông.

Tổng công ty hàng không Việt nam và các đơn vị trực thuộc.

Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) và các đơn vị trực thuộc.

Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post) và các đơn vị trực thuộc.

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt nam (VNPT).

Tổng công ty bưu điện Việt nam (Vnpost) và các đơn vị trực thuộc.

Các doanh nghiệp khác thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.